• Thứ 5, 25/04/2024
  • (GMT+7)

GIÁ TRỊ CÁC THÔNG SỐ BÁN ĐỊNH LƯỢNG CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT TỔN THƯƠNG VÚ LÀNH TÍNH VÀ ÁC TÍNH

SUMMARY

Objective: The aims of this study were to determine the value of the semi-quantitative parameters obtained by dynamic contrast enhancement magnetic resonance imaging (DCE-MRI) in differentiation between benign and malignant breast lesions.

Methods: A retrospective study was performed on 63 females (with 72 breast lesions) underwent DCE-MRI before treatment at Cho Ray hospital from Jan 2019 to Feb 2020. The value of semi-quantitative parameters (signal intensity slope (SIslope), maximum slope of increase (MSI), percentage of peak enhancement (Epeak)) were evaluated. The diagnostic value of the time intensity curve according to 5th edition ACR (2013) was compared with the value based on semi-quantitative methods. The results of each DCE-MRI parameter were correlated with histopathology.

Results: There were 63 patients with 72 breast lesions including 40 benign lesions and 32 malignant lesions. The area under the ROC curve of SIslope, MSI and Epeak were 0,908; 0,702 and 0,734, respectively. The sensitivity, specificity and accuracy of the time intensity curve according to ACR and semi-quantitative methods were 68,8% and 87,5%; 87,5% and 85%; 79,2% and 86,1%, respectively.

Conclusion: Our study reinforces the importance of the semi-quantitative parameters of DCE-MRI in distinguishing between benign and malignant breast lesions. Semi-quantitative analysis of the time intensity curve helps to increase the diagnostic accuracy compared with the methods of ACR.

Key words: breast lesions; semi-quantitative parameters; time intensity curve.

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát giá trị các thông số bán định lượng (TSBĐL) của cộng hưởng từ động học (CHTĐH) trong chẩn đoán phân biệt (CĐPB) tổn thương vú lành tính và ác tính.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 63 bệnh nhân nữ có tổn thương vú được chụp CHTĐH vú trước khi điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2019 đến tháng 2/2020. Tìm giá trị các TSBĐL (độ dốc thải thuốc (SIslope), độ dốc bắt thuốc đỉnh (MSI) và tỉ lệ phần trăm bắt thuốc đỉnh (Epeak)) trong CĐPB tổn thương vú lành và ác tính; so sánh giá trị của đường cong động học theo Hội Điện quang Mỹ (ACR) phiên bản 5 (năm 2013) và phương pháp bán định lượng (BĐL). Các yếu tố khảo sát của CHTĐH được so sánh với kết quả giải phẫu bệnh (GPB).
Kết quả: Nghiên cứu gồm 63 BN nữ với 72 tổn thương vú (40 lành tính và 32 ác tính). Diện tích dưới đường cong ROC của SIslope, MSI và Epeak tương ứng là 0,908; 0,702 và 0,734. Giá trị chẩn đoán của đường cong động học theo ACR và phương pháp BĐL tương ứng là: độ nhạy 68,8% và 87,5%; độ đặc hiệu 87,5% và 85%; độ chính xác 79,2% và 86,1%.
Kết luận: Các TSBĐL của CHTĐH có giá trị tốt giúp CĐPB tổn thương vú lành và ác tính. Phân tích đường cong động học theo phương pháp BĐL giúp tăng độ chính xác chẩn đoán so với phương pháp của ACR.
Từ khóa: tổn thương vú; thông số bán định lượng; đường cong động học.
Tác giả: Lê Thị Diễm*, Lâm Thanh Ngọc**, Cao Thiên Tượng***, Võ Tấn Đức**
(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác