• Thứ 7, 20/04/2024
  • (GMT+7)

Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ động học tổng phân ở nhóm bệnh nhân nữ rối loạn chức năng sàn chậu trên 60 tuổi

Magnetic Resonance Defecography in female patients with pelvic floor dysfunction age from 60

SUMMARY

Objective: We describe characteristics dynamic MR defecography in female patients with pelvic floor dysfunction, age from 60.

Methods Describing cross-study. 106 patients were indicated magnetic resonance defecography by coloproctologist from 09/2016 to 04/2017, at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City.

Results Defecatory dysfunction is the most common symptom (83,1%). The prevalence of urinary incontinence and pain is 34% and 59,4%, respectively. There is a significant difference in the ratio of pelvic floor descent between the groups who have and no have children. The ratio of pelvic floor descent of the group who have 1-2 children is significantly greater than the group have more than 3 children. The correlation between age and the degree of pelvic floor descent is weak. The combination of pelvic organ prolapses usually occurs. If there is only one pelvic compartment prolapse, it is the posterior compartment prolapse, which counts for only 5,6%. The degree of all the rectoceles is from the second degree and 83,1% of this still contain ultrasound gel after defecation phase. The prevalence of Anismus is only 3/106 and none of this combine with retocele.

Conclusions Age, menopause and childbirth all have influence on the weakness of pelvic floor. In the older group, the combination of pelvic floor organ prolapses usually occurs. Rectocele is also common while Anismus is a uncommon condition.

Keywords: MR defecography, pelvic floor dysfunction, female age from 60, rectocele, Anismus.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ động học tống phân ở nhóm bệnh nhân nữ trên 60 tuổi có rối loạn chức năng sàn chậu.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 106 bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ bởi bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng học, từ tháng 09/2016 đến tháng 04/2017 tại bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả: Qua khảo sát 106 bệnh nhân, triệu chứng rối loạn đại tiện thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 83,1%, tỉ lệ rối loạn tiểu tiện và triệu chứng đau nặng vùng sàn chậu lần lượt là 34% và 59,4%. Có sự khác biệt rõ rệt giữa tình trạng sa các khoang chậu giữa nhóm phụ nữ có và không có con. Tình trạng sa khoang chậu sau, sa bàng quang, tử cung lại xảy ra nhiều hơn ở nhóm phụ nữ có 1-2 con so với nhóm đa sản (>3con) (p<0,05). Mối tương quan giữa tuổi và độ hạ xuống của trực tràng là tương quan yếu. Đa số bệnh nhân có sự kết hợp sa nhiều hơn một khoang sàn chậu. Nếu có sa đơn độc chỉ gặp trường hợp sa khoang chậu sau, chiếm tỉ lệ thấp 5,6%. Tất cả các ca sa trực tràng kiểu túi đều từ mức độ II trở lên và 83,1% số này có ứ gel ở thì rặn. Bệnh lý Anismus chiếm tỉ lệ thấp 3/106 và không có trường hợp nào trong số này kèm theo sa trực tràng kiểu túi.

Kết luận: Tuổi tác, quá trình sinh đẻ và sự mãn kinh là các yếu tố tác động đến sự suy yếu của sàn chậu. Ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, thường có sự kết hợp sa nhiều khoang sàn chậu. Sa trực tràng kiểu túi cũng thường gặp. Trong khi đó bệnh lý Anismus ít gặp ở nhóm bệnh nhân này.

Tác giả: Nguyễn Xuân Thức*, Bùi Thị Thanh Tâm**, Lê Bá Hồng Phong***

Địa chỉ: * Khoa CĐHA BV Thống Nhất ** khoa CĐHA BV Nguyễn Tri Phương- TP HCM

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 31)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác