• Thứ 5, 25/04/2024
  • (GMT+7)

Đặc điểm hình ảnh và kết quả nút mạch cầm máu cấp cứu ung thư biểu mô tế bào gan vỡ

Evaluate the imaging characteristics of ruptured hepatocellular carcinoma and the effectiveness of embolization for controlling hemorrhage

SUMMARY

Objecivets: Evaluate the imaging characteristics of hepatocellular carcinoma (HCC) ruptured and the effectiveness of transcatheter arterial embolization for controlling hemorrhage.

Subjects and methods: analyze retrospectively the outcomes of 22 patients who underwent abdominal CTscanner and urgent transarterial embolization for spontaneous ruptured HCC during the period from 01/2014 to 06/2016 in Viet Duc hospital.

Results: Mean tumor size: 83.95mm (longest diameter). 7/22 patients (31.8%) exhibited contrast extravasation on angiography, 2/22 patients (9.1%) exhibited pseudoaneurysm, one patient (4.6%) showed arterioportal shunt, 12/22 (54.5%) showed no vascular injury. The embolization materials we used mostly was Spongel in 18/22 patients (81.8%), histoacryl 4/22 (18.2%). The success rate of embolization in on angiography is 22/22 (100%).1 patient die in one months after the procedure due to liver failure.

Conclusion: Large tumors are likely to rupture and active bleeding injuries are uncommon. Transarterial embolization is a safe and effective method for controlling spontaneous rupture of HCC.

Key words: angiography, embolization, hepatocellular carcinoma, large tumors spontaneous rupture.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh trên cắt lớp vi tính và chụp mạch ung thư biểu mô tế bào gan vỡ và kết quả nút mạch cấp cứu.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu đánh giá kết quả chụp và nút mạch cấp cứu cầm máu trên 22 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan vỡ từ 01/2014 đến 6/2016 tại bệnh viện Việt Đức.

Kết quả: 22/22 bệnh nhân được chẩn đoán u gan vỡ trên cắt lớp vi tính, được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và nút mạch cấp cứu cầm máu, kích thước trung bình u theo đường kính lớn nhất 83.95mm. Hình ảnh chụp mạch: 7/22 trường hợp (31.8%) có thoát thuốc động mạch, 2/22 (9.1%) có giả phình, 1/22 (4.6%) có thông động tĩnh mạch trong khối, 12/22 trường hợp (54.5%) không phát hiện tổn thương mạch. Vật liệu nút mạch chủ yếu sử dụng Spongel trong 18/22 (81.8%), keo sinh học Histoacryl 4/22 trường hợp (18.2%). Thành công về kỹ thuật và bệnh nhân ra viện trong tình trạng ổn định: 22/22 trường hợp 01 bệnh nhân suy gan và tử vong 1 tháng sau nút mạch.

Kết luận: U gan vỡ có kích thước lớn, thường không kèm tổn thương chảy máu thể hoạt động. Điều trị nút mạch cầm máu đường động mạch trong ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát vỡ là phương pháp an toàn và hiệu quả.

Từ khoá: chụp mạch, nút mạch, ung thư tế bào gan nguyên phát, u gan vỡ

Tác giả: Trần Việt Hùng*, Vũ Hoài Linh*, Lê Thanh Dũng*

Địa chỉ: *Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 31)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác