• Thứ 3, 23/04/2024
  • (GMT+7)

Đánh giá hiệu quả nút mạch điều trị chảy máu hàm mặt do chấn thương

Evaluation the effectiveness of arterial embolization in the treatment of maxillofacial trauma

SUMMARY

Purpose: This study was designed to characterize image of vascular lesions on DSA and evaluate the effectiveness of arterial embolization in the treatment of maxillofacial trauma.

Materials and Methods: 44 patients with bleeding after jaw injury, did not meet with the local hemostatic measures who were taken to the angiography for embolization from April 2011 to September 2015.

Results: 13.6% of the internal carotid artery injury with 4.5% of dissection and 9.1% of carotid-cavernous sinus fistula. 90,1% of the external carotid artery injury, the (internal) maxillary artery is the most vulnerable (in 88.6%) that the maxillary artery injury merely in 56.8% or combination in 31.8%. The external carotid artery injury of a side in 59.1%, 40.9% of two side. Active bleeding is the most common of injury morphology (88,6,6%), with 63.6% merely, and associated with other forms 25%, (pseudoaneurysms, arteriovenous malformation, the internal carotid artery injury), pseudoaneurysm merely is a rare lesions in 2.3%. Hystoacryl is the most common embolization material (86.3%), 59.1% of Hystoacryl merely and coordinate 13.6%. PVA embolization merely in 13.6%; Spongel in 13.6%; no circumstances used to try Coil. Technical success was 95.4%, 4.6% failed. Successful hemostasis was achieved in 95.4% after the first intervention and 100% after 2nd intervention. Clinical success was achieved in 79.6%. Clinical non-success included 7 patients died of severe traumatic brain injury (15.9%) and 2 patients (4.5%) had complications, including 1 patient with face necrosis and 1 patient with tongue necrosis.

Conclusion: Arterial Embolization in the Treatment of Maxillofacial Trauma was effective and quick to control bleeding.

Keywords: bleeding, maxillofacial trauma, Embolization.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương mạch máu trên DSA và đánh giá hiệu quả nút mạch trong điều trị các tổn thương mạch máu trong chấn thương hàm mặt.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 BN chảy máu hàm mặt do chấn thương không đáp ứng với các biện pháp cầm máu tại chỗ được chụp và nút mạch từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 9 năm 2015.

Kết quả: Tổn thương ĐMCT gặp 13,6%, có 4,5% bệnh bị bóc tách ĐMCT và 9,1% thông động mạch cảnh xoang hang. Tổn thương ĐMCN gặp 90,1%, ĐM hàm trong hay bị tổn thương nhất chiếm 88,6%, tổn thương; ĐMHT đơn thuần 56,8%; ĐMHT phối hợp là 31,8%. Tổn thương ĐMCN một bên 59,1%, hai bên 40,9%. Hình thái tổn thương hay gặp nhất là thoát thuốc (88,6,6%), đơn thuần có 63,6%, phối hợp với hình thái khác có 25%, (giả phình, thông động tĩnh mạch, tổn thương ĐMCT), tổn thương giả phình đơn thuần có 2,3%. Hystoacryl là vật liệu nút mạch được sử dụng phố biến nhất (86,3%), Hystoacryl đơn thuần 59,1%, phối hợp 13,6%. Nút mạch đơn thuần bằng PVA chiếm 13,6%; Spongel chiếm 13,6%. không có trường hợp nào sử sụng Coil. Thành công về mặt kỹ thuật là 95.4% không thành công 4,6%. Cầm máu thành công trong 95,4% sau lần can thiệp thứ nhất và 100% sau lần can thiệp thứ 2. Thành công về mặt lâm sàng 79,6% Không thành công về mặt lâm sàng, có 7 bệnh nhân (15,9%) tử vong đều do CTSN nặng, có 2BN (4,5%) có biến chứng gồm 1 bệnh nhân hoại tử mặt và 1 bệnh nhân hoại tử lưỡi.

Kết luận: Nút mạch là biện pháp an toàn, hiệu quả và nhanh chóng để điều trị các trường hợp chảy máu hàm mặt do chấn thương.

Từ khóa: Chảy máu, chấn thương hàm mặt, nút mạch.

Tác giả: Phan Nhân Hiển*, Dư Đức Thiện**, Lê Thanh Dũng**, Nguyễn Đình Minh**

Địa chỉ: Khoa CĐHA Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội **Khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Hữu nghị Việt Đức

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 22 – 12/2015

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác