• Thứ 7, 20/04/2024
  • (GMT+7)

Đánh giá tổn thương cơ tim trên cộng hưởng từ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Evaluation of myocardium injury on cardiac magnetic resonance imaging in patients with acute myocardial infarction

SUMMARY

Objective: To access the imaging characteristic of the myocardium injury on cardiacmagnetic resonance imaging (MRI) in reperfused acutemyocardial infarction (MI) after percutanous coronary revascularization.

Materialand Methods: Cine sequence and Delayed Contrast- Enhanced MRIwere underwent in period of 9 days after percutanous coronary revascularization on 50 patients suffering from Acute Myocardial Infarction at Bach Mai Hospital. Left ventricular function was done on cine sequence and extent of infarction, infarct size was evaluated on delayed-enhancement images.

Results: A total of 50 patients with acute MI were classified 90% as STEMI and 10% as NSTEMI. The sensitivity of delay-enhancement MRI for detecting MI reaching 98%. The accuracy of MRI for identifying MI location (compared with infarct-related artery perfusion territory) were 92%, kappa=0,842 with all the patients and were 97,8%, kappa=0,952 with STEMI. The infarcted areas in 49 patients were detected by use of cardiac delayedenhancement MRI. There was an excellent correlation between quantitative planimetry and scoring method for the hyperenhancement infarct size (r=0,976, p<0,0001). Infarct size on delayed-enhancement MRI showed a good correlation with left ventricular ejection fraction (r=-0,63,p<0,0001 with planimetry method; r=-0,602, p<0,0001 with scoring method).

Conclusion: Cardiac MRI could evaluation of myocardium injury in patients with reperfused acute myocardial infarction.

Key words: Cardiac Magnetic Resonace Imaging, delayed enhancement MRI, late gadolinium, Acute myocardial infarction, infarct size.

TÓM TẮT

Mục đích: Đánh giá các đặc điểm tổn thương cơ tim trên cộng hưởng từ (CHT) tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp sau tái tưới máu.

Phương pháp: 50 bệnh nhân NMCT cấp sau can thiệp tái thông động mạch vành (ĐMV) thành công trong thời gian 9 ngày được chụp CHT tim xung xi nê và tiêm thuốc. Chức năng tâm thu (CNTT) thất trái được đánh giá trên chuỗi xung xi nê và tổn thương ngấm thuốc muộn, kích thước vùng hoại tử được đánh giá trên chuỗi xung ngấm thuốc muộn.

Kết quả: 50 bệnh nhân NMCT cấp trong đó 45 bệnh nhân (tỷ lệ 90%) NMCT cấp ST chênh lên (STEMI) và 5 ca NMCT cấp không ST chênh lên(NSTEMI). CHT ngấm thuốc muộn có độ nhạy rất cao (98%) trong xác định vùng cơ tim hoại tử ngấm muộn. Phù hợp chẩn đoán giữa vùng ngấm thuốc muộn trên CHT và ĐMV thủ phạm trên chụp ĐMV qua da cao 92%, k=0,842 trên toàn bộ bệnh nhân và phù hợp 97,8%, k=0,952 trên các BN STEMI. Đo kích thước hoại tử được thực hiện trên 49 bệnh nhân. Có mối liên quan rất chặt chẽ giữa đo kích thước cơ tim hoại tử ngấm thuốc muộn bằng phương pháp chấm điểm và phương pháp sử dụng phần mềm với r=0,976, p<0,0001. Có mối liên quan nghịch khá chặt chẽ giữa kích thước cơ tim hoại tử trên CHT ngấm muộn và CNTT thất trái (r=-0,63,p<0,0001 đo bằng phần mềm và r=-0,602, p<0,0001 đo bằng phương pháp chấm điểm)

Kết luận: Chụp CHT tim có độ nhạy cao đánh giá vùng cơ tim hoạt tử và góp phần đánh giá chức năng tâm thu thất trái trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau tái thông mạch vành.

Từ khoá: CHT tim, CHT ngấm thuốc muộn, NMCT cấp, kích thước cơ tim hoại tử.

Tác giả: Nguyễn Khôi Việt, Vũ Đăng Lưu*, Nguyễn Quốc Dũng **

Địa Chỉ: * Trung tâm Điện Quang Bệnh Viện Bạch Mai ** Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện Hữu Nghị

Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 37-02/2020

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác