• Thứ 6, 26/04/2024
  • (GMT+7)

Giá trị CLVT 256 dãy trong chẩn đoán rò động mạch vành và thống kê y văn

Valuation of 256 - multidetector computer tomographyin detective of Coronary Artery Fistulas and literature review

SUMMARY

Background: Coronary artery anomalies can be included into anomalies of origin, course, structure and termination. Coronary artery fistula (CAFs) are rare congenital cardiacvascular anomalus with an abnormal connection between coronary artery termination and a great vessel or cardiac chamber.

Purpose: The valuation of MDCT 256 – slices findings coronary artery fistula.

Material and method: This retrospective cross – sectional study involved 1849 patients underwent 256 - slices coronary computer tomography angiography (CCTA) at the Huu Nghi Viet – Xo hospital between July 2017 and July 2018. We evaluated the quantity and classify of CAFs, the vessel of origin, conduit site, measure of varicose vein, size of aneurysm. We also evaluated the coronary artery attach anomalies.

Result: Included in 1849 patients underwent 256 slices CCTA, we determined 17 (0,92%) patients had CAFs (11 men, 6 women; main age 70, age range 54-88 years; 17/17 patients undergoing first time with chest pain). The source of origin of CAFs, 11 (64,7%) patients had two sources. The type of CAFs detected, 15 (88,2%) patients had coronary to pulmonary trunk artery fistula. The CAFs with two sources of origin had most frequency of manifestration for varicose vein and aneurysm. We also findings 6 (35,3%) patients had coronary artery attach anomalies, 4/6 patients had myocardial bringing.

Conclusion: The coronary artery fistula are un common congenital cardiac anomalies. Our study dertemined 0,92%, which is higher than the known ratio base on literature review. The most common type of CAFs was coronary to pulmonary trunk artery. Coronary CTA with different rendering menthods had been s useful, noninvasive imaging for the diagnosis of CAFs and other coronary anomalies.

Keywords:Coronary artery anomalous, coronary artery fistular, multidetector computer tomography, coronary CT angiography.

TÓM TẮT

Mở đầu: Bất thường động mạch vành (ĐMV) gồm bất thường nguyên ủy, đường đi, cấu trúc, tận cùng. Rò ĐMV là một bất thường tận cùng của ĐMV, đây là bất thường hiếm gặp, trong đó ĐMV tận cùng ở các buồng tim hoặc các mạch máu lớn.

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của CLVT 256 dãy trong bất thường bẩm sinh rò ĐMV.

Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 1849 bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính (CLVT) 256 dãy ĐMV tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018. Chúng tôi đánh giá số lượng, phân loại rò ĐMV, đánh giá vị trí xuất phát và lỗ thông, kích thước búi giãn, đánh giá phình mạch. Ngoài ra chúng tôi còn đánh giá các bất thường bẩm sinh ĐMV kèm theo.

Kết quả: Trong 1849 bệnh nhân chụp CLVT 256 dãy ĐMV, có 17 (0,92%) BN có rò ĐMV (11 nam, 6 nữ; độ tuổi trung bình 70, dải độ tuổi 54 – 88, 17/17 đến khám lần đầu vì đau ngực). Phân tích 17 BN có rò ĐMV chúng tôi thấy: 11 (64,7%) BN xuất phát từ 2 nguồn ĐMV, 15 (88,2%) BN rò vào thân động mạch phổi, có sự liên quan giữa sự xuất hiện búi giãn và biến chứng phình với số lượng nguồn xuất phát. Có 6 (35,3%) BN có bất thường kèm theo, trong đó có 4/6(66,7%) BN có cầu cơ.

Kết luận: Rò ĐMV là bất thường bẩm sinh hiếm gặp. Nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ 0,92%, cao hơn một số thống kê khác, hay gặp nhất vẫn là rò vào thân chung động mạch phổi. CLVT 256 dãy với các phương thức dựng hình khác nhau là một phương pháp không xâm nhập và rất có giá trị trong chẩn đoán rò ĐMV và một số bất thường kèm theo.

Từ khóa: bất thường giải phẫu động mạch vành, rò động mạch vành, cắt lớp vi tính đa dãy, cắt lớp vi tính động mạch vành

Tạp chí Điện quang số 32

Lê Đức Nam, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Quốc Dũng

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác