• Thứ 6, 29/03/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch thân tạng và hệ động mạch gan ở người trưởng thành bằng X quang cắt lớp vi tính

Anatomical study of celiac artery and hepatic arterial system in adults: an analysis using multidectector computed tomography

SUMMARY

Objectives: The aim of the present study was to evaluate the anatomical chacracteristics of celiac artery (CA) and hepatic arterial system (HAS) in Vietnamese adults by using multidetector computed tomography (MDCT).

Materials and Methods: Retrospective, cross-sectional and predominantly descriptive study based on the analysis of arterial phase contrast-enhanced CT images of 600 patients between July 2016 and November 2016, at the Radiology Department, University Medical Center, Ho Chi Minh City (UMC HCMC).

Results: The CA arises variably from the aorta at the level between lower 1/3 11th thoracic and upper 1/3 2nd lumbar vertebrae with more than 70% at the level of lower 1/3 12th thoracic, T12 – L1 junction and upper 1/3 1st lumbar vertebra. The celiac trunk anatomy was normal (Uflacker type 1) in 87.7% of cases and variation of CA was observed in 12.3% with the form of hepatosplenic trunk (Uflacker type 2) was the most common type (4.0%). Ambiguous celiac axis anatomy was seen in 3.1% of patients. CHA originated from celiac axis in 92.7% of cases, followed by SMA (4.0%) and aorta (1.2%). The HAS was described as normal (Michels type 1) in 73% of patients and several variations were noted in 23%. The most common variation was Michels type 2 (7.0%), followed by type 3 (5.7%), type 9 (3.8%) and others. Type\

10 was not observed in our series. We have noted additional, unclassified variations in 19 cases (3.2%). Mean length and diameter of CA were 28.29 ± 6.68mm and 7.33 ± 1.15mm. Mean distance between CA and SMA was 20.51 ± 4.17mm. Normal measures of CA in women were smaller than in men (p<0.05). Mean length and diameter of CHA were 32.43 ± 8.49mm and

5.40 ± 1.04mm. Mean diameter of PHA was 4.45 ± 0.87mm. Normal measures of hepatic artery in women were smaller than in men (p<0.05). In the presence of anatomical variations, there was a decrease in the arterial diameters of the CA and HAS, decrease in the CA length, but increase in CHA length (p<0.05). In addition, a significant correlation was observed between CA diameter and length; CA diameter and distance to SMA; CHA diameter and length; and CHA diameter and PHA diameter (p<0.05).

Conclusion: The knowledge of anatomic characteristics of the celiac artery and hepatic arterial system, including the most common variations of these arteries in population may assist in the selection of treatmen options và surgical planning. As a reliable non invasive method, MDCT can accurately provide detailed information of celiac artery and hepatic arterial system.

Keywords: Anatomical variations; Celiac artery (CA); Hepatic arterial system (HAS); Common hepatic artery (CHA), Proper hepatic artery (PHA); Multidetector computed tomography (MDCT).

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá các đặc điểm giải phẫu của động mạch thân tạng và hệ động mạch gan ở người Việt Nam trường thành bằng X quang cắt lớp vi tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả dựa trên phân tích hình ảnh X quang cắt lớp vi tính bụng có tiêm thuốc tương phản thì động mạch của 600 bệnh nhân, từ tháng 07/2016 đến 11/2016, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM.

Kết quả: ĐMTT tách từ ĐMCB thay đổi trong khoảng 1/3 dưới T11 đến 1/3 trên L2, với hơn 70% ĐMTT ngang mức 1/3 dưới T12, T12 – L1 và 1/3 trên L1. ĐMTT dạng thường gặp (Uflacker dạng 1) chiếm 87,7% trường hợp, dạng thay đổi chiếm 12,3% trường hợp với dạng thân gan – lách (Uflacker dạng 2) hay gặp nhất chiếm 4,0%. ĐMTT mơ hồ chiếm 3,1%. Nguyên ủy ĐMG chung từ ĐMTT phổ biến nhất chiếm 92,7%, kế đến là từ ĐMMTTT (4,0%) và từ ĐMCB (1,2%). Hệ ĐMG dạng thường gặp (Michels dạng 1) chiếm 73%. Hệ ĐMG dạng thay đổi chiếm 27%, Michels dạng 2 phổ biến nhất (7%), kế đến là dạng 3 (5,7%), dạng 9 (3,8%) và các dạng khác. Dạng 10 không có trong nghiên cứu. Có 3,2% trường hợp dạng hệ ĐMG không được đề cập trong bảng phân loại của Michels. Chiều dài và đường kính trung bình của ĐMTT lần lượt là 28,29 ± 6,68mm và 7,33 ± 1,15mm. Khoảng cách trung bình ĐMTT – ĐMMTTT là 20,51 ± 4,17mm. Kích thước ĐMTT ở nữ nhỏ hơn ở nam (p<0,05). Chiều dài và đường kính trung bình của ĐMG chung lần lượt là 32,43 ± 8,49mm và 5,40 ± 1,04mm. Đường kính trung bình ĐMG riêng là 4,45 ± 0,87mm. Kích thước ĐMG ở nữ nhỏ hơn ở nam (p<0,05). Trong nhóm có dạng thay đổi giải phẫu, có sự giảm đường kính các nhánh động mạch; giảm chiều dài ĐMTT; nhưng tăng chiều dài ĐMG chung (p<0,05). Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận sự tương quan có ý nghĩa giữa đường kính và chiều dài ĐMTT; chiều dài ĐMTT và khoảng cách đến ĐMMTTT; đường kính và chiều dài ĐMG chung; đường kính ĐMG chung và đường kính ĐMG riêng (p<0,05).

Kết luận: Nắm vững giải phẫu ĐMTT, hệ ĐMG cũng như các dạng thay đổi thường gặp trong dân số giúp ích trong hỗ trợ chọn lựa phương pháp điều trị và lên kế hoạch thực hiện phẫu thuật. X quang cắt lớp vi tính là phương tiện không xâm lấn đáng tin cậy để quan sát rõ các đặc điểm phân bố ĐMTT và hệ ĐMG.

Từ khoá: Biến thể giải phẫu; Động mạch thân tạng (ĐMTT); Động mạch gan chung (ĐMG chung); Động mạch gan riêng (ĐMG riêng); X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT).

Tạp chí Điện quang số 33

Cao Trọng Văn, Võ Tấn Đức

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác