• Thứ 7, 27/04/2024
  • (GMT+7)

Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ tại Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai

SUMMARY

Background & Aims: Evaluation the results of the stenting on treatment of Intracranial Atherosclerosis.

Methods: A prospective, non-controlled intervention study in intracranial artery stenosis patients with or without symptoms. The patients were indicated for treatment with stent placement from June 2017 to June 2020 at Radiology Center of Bach Mai Hospital.

Results: The study was performed on 18 patients, including 14 patients have acute celebral ischemic stroke with intracranial stenosis and 4 patients have simple intracranial stenosis. : The study was performed including 10 men (55.6%) and 8 women (44.4%). The mean age of patients was 66.28 ± 10.87 years. The rate of successful interventions for intracranial artery stenosis was 94.4%. There are 2 patients (11.11%) had acute or immediately post intervention. Symptoms and complications, especially related to intracranial artery stenosis, were observed in 4 patients (22.22%). After an average of 3 months of follow-up, 1 patient died from perforation causing cerebral hemorrhage (5.56%) and 03 patients from stent-obstructive cerebral infarction after intervention (16.67%). Results of clinical recovery after stenting based on mRs scores with mortality, good recovery and slow recovery were 22.22%, 44.45% and 33.33%, respectively.

Conclusion: The results of stent treatment for intracranial artery stenosis in our research have a high success rate. The safety of the intervention and post treatment clinical recovery rate are high.

Key words: ICAD, PTAS

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu can thiệp không đối chứng trên các bệnh nhân hẹp mạch nội sọ có hoặc không có triệu chứng và các bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ, có chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch đặt stent trong thời gian từ 6/2017 đến 06/2020 tại Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai.

Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 18 bệnh nhân gồm 14 bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ và 04 bệnh nhân hẹp mạch nội sọ đơn thuần trong đó có 10 nam (55,6%) và 8 nữ (44,4%) với độ tuổi trung bình 66,28 ± 10,87 tuổi. Tỷ lệ can thiệp đặt stent thành công đoạn hẹp động mạch nội sọ là 94.44%. Biến chứng cấp trong và ngay sau can thiệp gặp ở 2 bệnh nhân (chiếm 11,11%). Các triệu chứng, biến chứng đặc biệt liên quan đến bệnh lý hẹp mạch nội sọ gặp ở 04 bệnh nhân đều thuộc nhóm nhồi máu não cấp có hẹp mạch nội sọ(22,22%). Sau trung bình là 03 tháng theo dõi, 1 bệnh nhân tử vong do thủng lòng mạch gây xuất huyết não (5,56%) và 03 bệnh nhân tử vong do nhồi máu não do tắc stent sau can thiệp(16,67%). Kết quả phục hồi lâm sàng sau đặt stent theo mRs với các mức độ tử vong, phục hồi tốt và phục hồi chậm là 22,22%, 44,45% và 33,33%.

Kết luận: Kết quả đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thành công ở mức cao, tính an toàn trong can thiệp và tỷ lệ phục hồi lâm sàng sau can thiệp đều ở mức khá cao.

Từ khóa: Hẹp mạch nội sọ. Đặt stent điều trị hẹp mạch nội sọ.

Tác giả: Lê Hoàng Khoẻ*, Vũ Đăng Lưu*,** , Phạm Minh Thông*, Nguyễn Quang Anh***

Địa chỉ: * Trường đại học Y Hà Nội ** Trung tâm điện quang, Bệnh viện Bạch Mai

( Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 41 - 12/2020)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác